Tài xế G rap và câu chuyện lạnh gáy chuyến xe đêm “Lúc đón thấy người, lúc trả không thấy ai ngồi sau”

Hot

Có những tài xế, chỉ cần nghe đến việc phải chở người ốm nặng thôi cũng đủ khiến họ phát hoảng vì lo vận đen sẽ ám vào mình. Nhưng bên cạnh đó lại có những tài xế đã chọn nghề chở “linh hồn” ở các bệnh viện và khu vực đài hóa thân hoàn vũ để kiếm cơm. Những câu chuyện họ kể, những gì họ trải qua luôn nhuốm chất liêu trai khiến người ngoài cuộc dựng tóc gáy. Và đôi khi thì chính những người trong cuộc cũng thấy hoang mang nhưng biết làm sao được, bởi “đã mang lấy nghiệp vào thân”.

Bỏ nghề vì sợ

Trước cửa Đài hóa thân Hoàn Vũ thuộc nghĩa trang Văn Điển luôn có hơn chục chiếc taxi thường xuyên túc trực ở đó chờ khách. Những vị khách của họ luôn rất đặc biệt, bởi khi lên xe họ không đi người không mà thường cầm theo một lọ tro cốt của người thân vừa được hỏa táng. Với những người bình thường, chỉ nghĩ đến thôi cũng đủ sợ toát mồ hôi nhưng với cánh taxi ở đây thì đó là chuyện “thường ngày ở huyện”.

Công việc chở “linh hồn” đã thành cần câu cơm với nhiều bác tài ở khu vực này. Anh Nguyễn Thành Quang, tài xế hãng taxi TQĐ còn thản nhiên khoe: “Lạ lắm, cũng có một dạo tôi đậu xe ở nơi khác nhưng chả có khách. Cuối cùng lại phải mò về địa bàn này. Lúc đầu thì sợ toát mồ hôi hột, nhưng vì miếng cơm manh áo vẫn phải làm thôi. Làm nhiều thành quen, khách lại đông nên cũng chả định đi đâu nữa”.

Ai đã và đang làm tài xế khu vực này thì đều có vô số chuyện tâm linh để kể cho nhau nghe. Có những bác tài non gan đã không thể trụ được với nghề đành phải bán xe và giải tán nghiệp cầm vô lăng. “Trước có thằng Phong, quê ở Hà Nam cũng lên đây gia nhập đội taxi Văn Điển nhưng không trụ nổi vì sợ.

Một lần nó chở một người mẹ trẻ và một đứa con nhỏ cầm theo cái bình đựng tro cốt của người chồng. Lên xe người vợ bảo chở về Thạch Thất. Đoạn đường đầu đi rất bình thường không có chuyện gì nhưng đến Láng Hòa Lạc nó bảo đầu óc em tự nhiên quay cuồng, mặt mày tím tái như bị trúng gió. Hoảng quá, thằng Phong mới bảo với người vợ là em chịu không đi nổi đâu.

Không hiểu sao đi tới đây người em lạ lắm, xe cũng tự nhiên chết máy. Chị vợ lúc đó vừa chắp tay lạy bình tro cốt vừa mếu máo khóc: “Em van anh, anh sống khôn chết thiêng thì để anh tài xế đưa hai mẹ con em và anh về nhà anh nhé. Em biết anh chết tức tưởi rồi”. Sau đó chị vợ quay ra giải thích với thằng Phong đây chính là nơi chồng chị ấy bị tai nạn và chết” – anh Quang kể lại. Cũng sau lần bị “vong ám” ấy, Phong đã không dám bám trụ ở cổng nghĩa trang Văn Điển nữa. Nghe cánh tài xế kể thì Phong cũng đã từng chuyển tới một địa điểm khác, nhưng không có khách nên đành bán xe và giải nghệ.

Một chuyện khác cũng rùng rợn không kém được anh Nguyễn Tuấn Trung, tài xế hãng taxi SN kể lại: “Hồi mới vào nghề, có lần tôi chở 3 mẹ con người Thái Nguyên đem hài cốt của chồng về. Hôm đó, vì lịch hỏa táng ở  Đài hóa thân Hoàn Vũ rất đông nên gia đình bà ấy phải đợi rất lâu mới đến lượt người thân, lúc về thì trời đã xâm xẩm tối.

Một chiếc taxi đang đứng chờ đón khách trước cổng đài hóa thân hoàn vũ.

Lúc đi qua cầu Thanh Trì tự nhiên tôi có cảm giác lạnh buốt sống lưng nhưng mồ hôi lại vã ra. Cùng lúc đó thì bà vợ cũng khóc ré lên, hai đứa con động viên thế nào cũng không thôi. Một lúc sau thì người bà ấy giật đùng đùng, mắt mũi trợn lên. Biết là cả tôi và bà ấy đều bị “vong nhập” nên tôi cho tấp xe vào lề đường rồi bảo hai đứa con khấn bố, còn tôi thì lấy lọ dầu gió bôi lên người. Sau đó thì mọi chuyện cũng ổn”.

Câu chuyện của anh Thanh, tài xế taxi ML lại làm người ta thấy cảm động: “Một lần tôi chở một anh chồng ôm lọ tro cốt của vợ từ Văn Điển về Thanh Oai. Lúc qua siêu thị Metro ở Hà Đông, anh chồng đột ngột bảo tôi dừng lại. Anh ta bảo tôi ở ngoài đợi còn anh ta ôm bình tro giấu trong chiếc áo khoác to đi thẳng vào siêu thị.

Tôi thấy thế cũng lo người ta có khi “bùng” tiền taxi của mình, nhưng vì người ta đang đau buồn nên tôi cũng chẳng dám hỏi chỉ biết ngồi trong xe đợi. Phải đến 20 phút sau người đàn ông đó mới đi ra và bảo tôi đi tiếp về quê. Anh ta khóc như đứa trẻ và kể với tôi là khi vợ còn sống nhiều lần rủ chồng đưa ra Metro chơi nhưng vì tôi bận nên chưa đưa cô ấy đi được. Nay cô ấy chết rồi tôi có muốn đưa cũng chả được, tôi ân hận lắm”.

Nghề không dành cho người yếu tim

Nếu như những tài xế chuyên chở tro cốt người đã khuất tại cổng các nghĩa trang gặp những chuyện dở khóc dở cười, thì những người chuyên chở bệnh nhân đã tử vong ở các bệnh viện về quê mai táng được coi là những người có th.ần ki.nh thép. Tại những bệnh viện lớn, để phục vụ xe cứu thương ở đây có tới 70% chuyên chở người đã chết hoặc không cứu chữa được về quê lo hậu sự.

Chính sự vất vả, sự sợ hãi mà nhiều người phải bỏ nghề khi mới bắt đầu được vài tháng. Anh Nguyễn Văn Sự (45 tuổi), quê Thái Bình, người có thâm niên làm nghề lái xe cứu thương lâu bậc nhất tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), còn nhớ như in những ngày mới vào nghề, có những chuyến xe anh gọi là bão táp cho đến bây giờ nghĩ lại còn hoảng.

Điểm chờ khách trước cổng nghĩa trang Văn Điển.

Vào khoảng tháng 10/2000, anh Sự được giao trực ca đêm, 20 giờ anh được quản lý gọi chở một bệnh nhân đã tử vong về Thanh Hóa ngay trong đêm. Anh Sự vui vẻ nhận nhiệm vụ lên đường, địa chỉ là một xã nghèo miền núi thuộc huyện Bá Thước (Thanh Hóa). Đó là chuyến đi xa đầu tiên của anh Sự nên không tránh khỏi cảm giác lạnh sống lưng. Đặc biệt hơn nữa, hôm đó vì đột xuất nên trên chiếc xe chở tử thi bệnh nhân chỉ có mình anh mà không có phụ lái.

Trời mùa đông, mưa phùn lạnh khiến cung đường Hà Nội – Thanh Hóa trở nên khó khăn. Phần vì trời lạnh, phần vì phía sau mình là một tử thi lạnh ngắt vừa đưa ra khỏi nhà xác, anh Sự liên tục châm thuốc lá để lấy lại tinh thần. Dù bật nhạc nhẹ trên xe nhưng cũng không át được tiếng con khóc cha, vợ khóc chồng.

Nhiều người đã phải bỏ nghề vì sợ.

Những tưởng mọi chuyện êm xuôi, chiếc xe vừa đến địa bàn huyện Bá Thước thì chết máy giữa đồi hoang. Thế là tất cả nằm lại trên xe chờ trời sáng, đêm hôm đó anh Sự không chợp mắt một phút nào. “Tôi chưa bao giờ rơi vào hoàn cảnh như thế. Giữa đồi hoang lạnh, bóng tối đen kịt chỉ có tôi và 2 người nữa. Họ thì giục tôi phải sửa xe cho bằng được để kịp về quê mai táng, trong khi tôi chẳng biết gì về xe cộ cả. Sáng hôm sau còn không kiếm được thợ sửa xe, mãi đến trưa xe mới được chữa. Đó đúng là chuyến đi bão táp đầu tiên mà tôi gặp phải”.

Sau những lần không may ấy, các tài xế này dần dần có được những kỹ năng xử lý tình huống để tránh phiền phức. Anh Sự nói: “Nếu như chết máy dọc đường, lúc đó chỉ có cách gọi xe cứu thương khác ở địa phương ấy. Chỉ có họ mới có thể đến ứng cứu, tuy nhiên nhiều xe họ ép giá kinh khủng lắm. Nhiều lần chúng tôi phải bỏ tiền túi ra bù vào, nếu không họ không chở cho thì chết”.

Không những gặp rắc rối trên những cung đường, các tài xế này bị người ta coi là những người nặng âm khí. Những ai có con nhỏ đi làm về thường không dám động vào con hoặc không dám về nhà. Anh Nguyễn Văn Ân (tài xế tại Bệnh viện V. Đ) nói: “Chẳng biết đúng sai thế nào, mỗi lần tôi chở tử thi xong về đứa con nhỏ đều khóc ngằn ngặt, mọi người nói là do âm khí nặng, ám vào trẻ con.

Anh em làm nghề này lắm lúc cũng thấy tủi tủi, Tết đến có khi chẳng dám đi chúc Tết nhà ai. Họ không muốn chúng tôi đến nhà vì sợ cả năm đó đen đủi. Có người còn nói thẳng mặt rằng, các anh quanh năm chở người chết, âm khí và sự đen đủi đeo đẳng tốt nhất đừng đến nhà ai trong dịp Tết”.