Nếu như bị người yêu hỏi câu tương tự, có lẽ các chàng trai khác sẽ có kinh nghiệm đối phó với những câu trả lời vẹn cả đôi đường thế này!
Trang Nhịp Sống Việt đưa tin với tiêu đề: “Câu hỏi phỏng vấn: Mẹ và vợ cùng r.ơi xuống nước, bạn sẽ c.ứu ai trước? Anh chàng trả lời hài hước, được thuê ngay tại chỗ”
Hầu hết những cô nàng đang yêu đều ít nhiều từng dùng vài chiêu để thử lòng bạn trai. Đôi khi, các cô dùng hành động, cũng có lúc lại thích thú với việc đặt ra giả thuyết rồi bắt người yêu phải trả lời, phải lựa chọn…
Và một trong những câu hỏi thuộc hàng kinh điển của hội con gái dành cho người yêu đó chính là “Nếu mẹ và em cùng r.ơi xuống nước, anh sẽ c.ứu ai trước”.
Câu hỏi này tưởng như chỉ là tình huống giả định nhưng đã không biết bao cặp đôi rơi vào kh.ốn đ.ốn vì sự lựa chọn của chàng trai. Mới đây, lại thêm một anh chàng lại lên MXH than trời vì có nguy cơ chia tay chỉ vì trả lời thành thật câu hỏi này.
(Ảnh chụp màn hình)
Cụ thể, chàng thanh niên kể một ngày đẹp trời bỗng bị bạn gái hỏi: “Nếu mẹ và em cùng r.ơi xuống sông, anh sẽ c.ứu ai trước?”
Đứng hình m.ất 5s, rồi chàng trai cũng nghĩ ra cách hỏi vặn lại bạn gái sẽ nghe theo gia đình hay chọn tình yêu nếu bị phản đối.
Chẳng hề do dự, cô gái lập tức trả lời như x.át muối vào tim người nghe: “Em sẽ chọn gia đình, vì từ bé đến giờ anh có nuôi em đâu. Không yêu anh thì em yêu người khác, thiếu gì! Thuận buồm xuôi gió em yêu, bố mẹ em cũng quý thì mới cưới, mới lập gia đình được chứ.”
Chàng trai như chết đuối vớ được cọc, lập tức cũng trả lời với lý lẽ tương tự: “Anh c.ứu mẹ anh đó, mẹ anh thì chỉ có 1 còn người yêu thì có đầy nhé. Không yêu em anh yêu người khác. Bố mẹ anh nuôi anh lớn chứ em có nuôi anh lớn đâu?”
Nhưng sau câu trả lời chân thật đó, có lẽ anh chàng không ngờ rằng bạn gái đùng đùng nổi gi.ận, b.ắt taxi và bỏ về. Chàng trai thì đứng ngẩn người không biết phải làm sao cho phải.
“C.ứu mẹ hay người yêu nếu cùng bị r.ơi xuống nước” – câu hỏi xưa như Trái đất vẫn khiến cánh mày r.âu đa.u đầu. (Ảnh minh họa)
Chỉ sau vài giờ đăng tải lên một fanpage, câu chuyện này đã thu hút hơn 17k lượt like, 7,5k lượt bình luận và hàng trăm lượt chia sẻ. Đặc biệt, dù là con trai hay gái thì hầu hết đều phản đối thái độ của cô gái trong câu chuyện trên và vote chia tay:
– Chia tay đi bạn. Con gái mở mồm ra hỏi cái câu “Em với mẹ, anh c.ứu ai?” là đứa không có n.ão, ó.c để trang trí thôi. Tiện đây mình muốn gửi thông điệp đến bạn nữ ấy là: “Bạn chẳng tuổi gì mà đòi được đứng ngang hàng, để so sánh với một người mẹ đâu”.
– Chia tay đi chứ còn luyến tiếc gì. Chưa cưới về đã tr.èo lên đầu lên cổ, đòi hơn mẹ người ta rồi.
– Chắc có mỗi gia đình mình quý giá, còn gia đình người ta thì không? Chị em nào định chơi cái trò “cứu em hay c.ứu mẹ anh” thì bớt bớt lại đi nhá.
– Chia tay đi bạn, một người con gái yêu mình sẽ không bao giờ bắt mình phải lựa chọn như thế cả.
– Kiểu này là có tư tưởng về làm dâu sẽ kệ mẹ chồng, é.p chồng ra riêng bằng được đấy. G.hê g.ớm lắm.
– Thề, mình con gái mà rất gh.ét mấy câu hỏi kiểu này.
– Lý luận hay nhỉ. Trên bạn nữ vừa lựa chọn gia đình mình mà không cho phép bạn nam làm tương tự à?
– Nói thật, đứa con gái cũng có khôn khéo gì cho cam. Đọc câu trả lời của nó mà như táng vào mặt người ta vậy, vừa phũ vừa vô duyên. Đương nhiên, bố mẹ chỉ có một, còn người yêu thì không yêu người này có thể yêu người khác. Nhưng các bạn có biết đôi khi để quên 1 người mất cả 1 đời không? Đừng có nói ra mấy cái lời coi thường tình yêu như thế.
– Cá nhân tớ thấy bạn nữ này vô duyên hết phần thiên hạ luôn đó. 1 là hỏi cái câu cũ mèm mà nghe đã gh.ét, cứ thích đẩy người yêu vào thế khó. 2 là coi thường người yêu, đỏng đảnh, chảnh chọe. 3 là vô lý đùng đùng, mình lý lẽ vậy với người ta nhưng khi bị trả lời y vậy thì giận dỗi. Tóm lại chia tay để cô nàng tìm được người ưng ý hơn.
(Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, rất nhiều người cũng đưa ra đáp án cực thông minh để trả lời trong trường hợp bị lựa chọn:
– Quá non. Ông chỉ cần trả lời 1 câu là “Anh không biết bơi”.
– Thực ra tình huống ấy khó có thể xảy ra. Nhưng đôi khi tâm lý con gái cứ thích được nịnh, được thấy mình quan trọng ấy. Vậy nên là cánh mày râu cũng khéo 1 chút thì mọi chuyện êm thôi. Nên thế này bạn ạ: “Anh sẽ c.ứu mẹ trước để trọn hiếu, rồi nhảy xuống sông đi theo em cho trọn tình”.
– Con gái là chúa làm nũng, cần gì đố.p ch.át, vừa m.ất lòng, m.ất người người yêu. Các ông cứ khéo nói làm sao cứ.u mẹ mà vẫn không coi người yêu là số 1 đó. Như ông trên khuyên là lựa chọn số 1.
– “Em yêu, trong tình huống như thế anh xin phép đầu tiên phải làm tròn chữ hiếu với bố mẹ anh trước đã. Sau đó, anh sẽ nhảy xuống với em. Nếu còn sức thì anh với em cùng lên bờ, còn nếu không thì chúng mình cùng nhau bước sang thế giới bên kia.
Nếu c.ứu em trước mà để mẹ phải ra đi như thế anh sống cũng như không, cũng â.n hậ.n, da.y d.ứt cả đời. Lúc ấy liệu rằng anh có còn mang lại hạnh phúc cho em và các con? Thà rằng để anh đền đáp lại công sinh thành, dưỡng dục của mẹ rồi chết cùng em còn hơn”. Đấy yêu em sau thì phải trả lời như thế. Còn em này thì chia tay đi, có gì tiếc nuối đâu.
Những gợi ý bên trên nhận được rất nhiều lượt yêu thích của dân mạng. Nhiều người đồng tình cho rằng đây là đáp án chuẩn không cần chỉnh giúp vẹn cả đôi đường, dù mẹ hay người yêu nghe được thì cũng mát lòng mát dạ.
Tuy nhiên, thiết nghĩ có rất nhiều cách để hiểu được một con người. Đừng dùng những câu hỏi vô nghĩa thử lòng rồi lại nhận cái kết đắng.
Dưới đây là nguyên văn câu chuyện đang gây bão MXH:
Có nguy cơ chia tay chỉ vì trả lời câu hỏi “C.ứu mẹ anh hay c.ứu em”.
Có anh chị em nào thấy khó hiểu như em không ạ? Đang yên đang lành 2 đứa ngồi với nhau, người yêu em tự dưng nhớ đến câu “Nếu mẹ và em cùng r.ơi xuống sông, anh sẽ c.ứu ai trước?” nên mới quay sang em hỏi là:
– Anh ơi!
– Nói!
– Nếu mẹ và em cùng r.ơi xuống sông, anh sẽ c.ứu ai trước?
– Sao lại tự dưng hỏi vậy? N.gáo à?
– Thì anh cứ trả lời đi xem nào!
Em ngồi trầm tư đứng hình khoảng 5s, xong em hỏi lại em ấy là:
– Thế nếu giờ anh yêu em nhưng gia đình em không đồng ý, mà ngay lúc đó em phải chọn giữa việc yêu anh từ b.ỏ gia đình hoặc việc nghe theo lời gia đình và chia tay anh thì em chọn phương án nào?
Người yêu em không cần nghĩ lập tức trả lời:
– Em sẽ chọn gia đình, vì từ bé đến giờ anh có nuôi em đâu. Không yêu anh thì em yêu người khác, thiếu gì! Thuận buồm xuôi gió em yêu, bố mẹ em cũng quý thì mới cưới, mới lập gia đình được chứ.
Thề, nghe xong câu ấy em lại thấy đ.au đầu lắm, em mới trả lời lại y hệt:
– Thế anh trả lời cho em câu hỏi em hỏi anh nhé.
– Vâng anh trả lời đi.
– Là anh cứu mẹ anh đó em, mẹ anh thì chỉ có 1 còn người yêu thì có đầy nhé. Không yêu em anh yêu người khác. Bố mẹ anh nuôi anh lớn chứ em có nuôi anh lớn đâu?
– Thế là anh không yêu em à?
– Anh cũng có yêu nhưng trong trường hợp ấy thì anh sẽ cứu bố mẹ.
– Yêu mà không cứu người mình yêu, thôi em hiểu rồi.
– Hiểu gì?
– Là anh không yêu em, thế thôi, anh không phải giải thích đâu.
Sau đó người yêu em đứng dậy gọi tính tiền. Rồi cô ấy bắt taxi về 1 mạch, không nói với em 1 câu nào nữa. Rồi tối vừa nhắn tin cho em là: “Em đang suy nghĩ về chuyện chia tay, em không thể yêu 1 người không yêu mình, nhất là trong lúc hoạn nạn được!”
Em hỏi thật, theo anh chị trong tình cảnh ấy thì anh chị trả lời sao cho vừa
Ngày nào cũng mời chị phòng bên ăn cà chua và câu chốt hạ giúp chàng sinh viên có người yêu
Tiếp đến, báo Dân Trí đăng tài bài viết có chủ đề tương tự: “Đáp án hoàn hảo cho câu hỏi “Mẹ chồng và vợ gặp nạn chồng sẽ cứu ai trước””. Nội dung như sau:
Cách đây mấy hôm, đang trong lúc xem phim vợ tôi có hỏi tôi 1 câu, có lẽ cũng khá quen thuộc: “Anh từng nghe câu chuyện vợ và mẹ cùng rơi xuống nước thì chồng sẽ cứu ai chưa? Nếu là anh anh sẽ chọn cứu ai”.
Tôi tần ngần 1 lúc rồi mỉm cười, ghé mắt xem cô ấy đang xem cái gì mà có câu hỏi trái khoáy vậy. Rồi tôi b.uột miệng: “Anh chồng này khỏe phết, c.ứu được cả 2 người rồi còn gì, đúng là phim”.
Bỗng nhiên vợ tôi nắm lấy tay tôi, nhìn thẳng mắt chồng 1 cách đầy trịnh trọng và nghiêm túc: “Anh này, em sẽ không bao giờ hỏi anh câu tương tự như thế đâu nhưng em muốn nói với anh vài điều. Nếu thật sự sau này có ngày ấy xảy ra, vì biến cố hay tai nạn luôn là điều khó đoán trước thì anh hãy cứu mẹ trước nhé.
Mẹ là người sinh ra và nuôi dưỡng anh, nếu không có mẹ, em cũng không lấy được anh. Nếu anh không đặt em làm sự ưu tiên, em chỉ buồn chút thôi. Nhưng nếu anh vì em mà không cứu được mẹ thì cả 2 chúng ta đều phải ân hận suốt đời. So với việc 1 người buồn và 2 người bất hiếu thì mẹ phải là lựa chọn đầu tiên. Vợ tuy sẽ sống cùng anh cả đời nhưng em m.ất đi rồi anh có thể lấy vợ khác. Còn mẹ, anh sẽ không bao giờ có được 1 người mẹ thứ 2 như thế”.
Tôi ôm cô ấy vào lòng xoa đầu: “Em ng.ốc quá, đừng có xem phim tình cảm nhiều rồi nghĩ lung tung”. Nhưng thật sự sâu trong tâm khảm tôi cảm nhận được sự chân thành của vợ sau phút ngẫu hứng ấy.
Có lẽ chỉ ai làm chồng và đang sống trong 1 mối quan hệ giữa bố mẹ – con cái, mẹ chồng – con dâu thì mới hiểu được người đàn ông ở giữa khổ thế nào. Chọn đứng hẳn phía vợ thì bất hiếu mà lệch sang bên mẹ lại thành vô tình.
Tôi thấy trên vài diễn đàn mạng, khi các anh vào khoe được vợ chiều, vợ chăm lo chu đáo sẽ có rất nhiều chị em vào phản đối kiểu: “Phụ nữ chúng tôi còn bao việc, đâu có rảnh mà phục vụ các anh như đứa trẻ con thế”.
Còn đối với tôi, vợ tôi vẫn dậy từ 6h sáng chuẩn bị đồ ăn sáng, cơm ngon canh ngọt cho tôi mang đi làm ăn buổi trưa. Chồng về đến nhà là nhà cửa sạch sẽ, mọi thứ tươm tất hoàn hảo cho tận tới lúc tắt đèn đi ngủ. Tôi không thần thánh hóa những thứ mình nhận được từ vợ, vợ tôi cũng không coi đó là phục vụ chồng. Chỉ đơn giản là chúng tôi hài lòng và thật sự vui vẻ với những tự nguyện dành cho nhau.
Cũng thế đối với mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu, ngay buổi đầu vợ tôi về “nhà mới” tôi đã đùa mẹ tôi rằng: “Bà nội ngày xưa khó tính mẹ nhỉ, giờ già chả hiểu sao tự nhiên lại hiền hậu mà tư tưởng hiện đại như thanh niên”. Ấy vậy là mẹ tôi được cơ hội để “cởi lòng” rằng ngày trước đi làm dâu bà đã khổ thế nào rồi đến giờ mà khó nữa thì con cháu nào muốn gần.
Đến khi vợ đi lên phòng tôi mới được thể “nhắc nhở” mẹ mình, hãy đối xử với vợ tôi “dễ thở” 1 chút, ngày trước mẹ ấm ức như thế nào mẹ cũng hiểu mà. Tôi không muốn mình trở thành người đàn ông nhu nhược hay thiếu công bằng.
Nhưng đúng là bất cứ mối quan hệ nào tốt đẹp cũng phải được xây dựng từ 2 phía. Vợ tôi rất biết ý, cô ấy sẽ không bao giờ dồn ép tôi vào thế “phải lựa chọn”. Đó là sự d.ại d.ột lớn nhất của phụ nữ xuất phát từ sự í.ch k.ỉ cá nhân. Buộc 1 người đàn ông lạnh nhạt với bố mẹ anh ta thì chứng tỏ, sau này sẽ có ngày anh ấy làm thế với bố mẹ vợ, với vợ. Khi bạn đạt được 1 thứ từ sự gượ.ng é.p, kết quả sẽ không bao giờ bền.
Mọi người luôn hỏi vợ tôi, làm cách nào để mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu được hòa thuận vậy, tôi cũng rất tự hào mà trả lời rằng, tất cả là do các ông chồng mà ra. Bí quyết của tôi chỉ gói gọn trong 4 điều:
Sống riêng
Mâu thuẫn nảy sinh cũng vì quá gần nhau, ra vào chạm mặt đã đủ khiến tình cảm lung lay huống hồ sinh hoạt chung, giải quyết các vấn đề chung. Khi mẹ chồng và con dâu vẫn còn những ấn tượng ban đầu tốt đẹp về nhau hãy cố gắng sống tách biệt. Khoảng cách lúc này mới tạo nên điều tốt đẹp.
Thái độ thẳng thắn
Trên thực tế, khi đối diện với 1 cuộc “kh.ẩu chi.ến” của mẹ và vợ mình, đàn ông thường chọn cách lảng đi, mặc kệ tất cả vì giờ bạn có đứng về phía ai thì cũng góp phần “ch.âm l.ửa”. Nhưng sự thật là càng thờ ơ thì cuộc chiến lại càng dai dẳng. 2 người phụ nữ ấy luôn muốn chiếm thế thượng phong và họ càng tiếp tục tranh luận tiếp.
Lúc này, chỉ cần bạn thể hiện thái độ ra mặt, lấ.n á.t hết 2 “ngọn lửa” kia thì họ sẽ buộc phải im lặng. Mục đích không phải để giải quyết phải trái, đúng sai mà là d.ập tắt cơn phẫn nộ đẩy mối quan hệ x.ấu thêm. Khi 2 người phụ nữ ấy nhận thấy sự tức giận của bạn, họ sẽ lặng lẽ bỏ cuộc để không bị “m.ất điểm” trong lòng chồng/ con trai mình.
Không cho phép ai bắt nạt vợ mình
Cưới vợ có nghĩa nhà bạn có thêm người nhưng nhà cô ấy lại thiếu vắng đi 1 người. Lúc mới làm dâu không những chịu nhiều thiệt thòi mà cảm xúc cũng bị ảnh hưởng không ít. Trong khi đó, các bà mẹ chồng hay có xu hướng “giương uy” để thiết lập trật tự mới. Đây là lúc quan trọng để đàn ông thể hiện tình yêu với vợ, để mẹ biết bây giờ ngoài mẹ ra đã có thêm người phụ nữ nữa yêu con trai mình. Nếu vợ phải làm quen với cuộc sống làm dâu thì hãy giúp mẹ thích nghi với việc làm mẹ chồng. Vị thế có thể khác nhau nhưng kinh nghiệm ai cũng sẽ như ai, đều cần học hỏi và dung hòa lẫn nhau.
Trước mặt mẹ chồng đừng cho phép ai bắt nạt vợ mình kể cả anh, chị, em. Bắt nạt ở đây được hiểu trên phương diện nhẹ nhàng bởi môi trường sống khác nhau, ngoài bạn ra thì đối với tất cả người nhà bạn cô ấy chính là người mới. Hãy để cho mọi người thấy bạn trân quý và coi trọng vợ mình thế nào.
Khẳng định vị trí của người đàn ông lúc ở nhà
Có không ít câu chuyện kiểu như: Lúc chồng đi vắng mẹ chồng bắt bẻ con dâu nhưng chỉ cần chồng ở nhà bà sẽ nhẹ nhàng hơn hoặc “má.ch t.ội” con dâu trong dịp thích hợp. Đây là điều hoàn toàn bình thường, đừng sợ phải chịu trách nhiệm cũng đừng lẩn tránh. Hãy nói rõ với 2 người họ rằng, bạn có ở nhà hay không thì bạn vẫn đủ khả năng để hiểu tính cách, con người của cả 2. Bạn luôn lắng nghe từ 2 phía và khẳng định bạn yêu cả hai, muốn họ vì tôn trọng cảm xúc của bạn mà nghĩ cho nhau, cho cả gia đình.
Có thể đó chính là lý do mà vợ tôi đã sớm hình thành đáp án cho 1 trường hợp hi hữu có thể xảy đến. Tôi không xem thường hay coi đó là cảm xúc bột phát hoặc “diễn sâu”. Bởi khi bạn được đối xử công bằng, bạn sẽ tuyệt nhiên thoát khỏi sự ích kỉ cá nhân, mở rộng lòng mà nghĩ cho người khác. Còn nếu tôi là 1 g.ã chồng tồi, bênh mẹ để vợ chịu ấm ức chắc chắn vợ tôi sẽ không có tư tưởng như trên.
Trên thực tế, cả mẹ chồng và con dâu đều quên mất ý định ban đầu của họ, đó là họ muốn chồng/ con trai mình được hạnh phúc. Vậy nên, các bà mẹ chồng cần hiểu rằng buông tay là một loại tình yêu, hãy chấp nhận con trai mình đã thực sự trưởng thành. Và các cô con dâu cũng cần hiểu, yêu một người không phải là lấy anh ta làm sở hữu của riêng mình và bắt anh ta từ bỏ “thế giới”. Hãy bước vào thế giới của anh ấy, làm cho nó hoàn thiện và ấm áp hơn.